Ban Cơ yếu Chính phủ chịu trách nhiệm trong việc gửi, nhận văn bản điện tử của Đảng
15:11 - 13/02/2020
Ngày 02/01/2020, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Quy định 217-QĐ/TW về việc gửi, nhận văn bản điện tử trên mạng thông tin diện rộng của Đảng và trên mạng Internet.
Ban Cơ yếu Chính phủ tổ chức diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin mạng năm 2024
Ban Cơ yếu Chính phủ trao tiền ủng hộ phòng, chống COVID-19
Ban Cơ yếu Chính phủ trao quyết định bổ nhiệm chức vụ cán bộ
Hội nghị Bàn giao nhiệm vụ Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ
Trong đó, về việc tổ chức thực hiện, Ban Cơ yếu Chính phủ chịu trách nhiệm trong việc bảo đảm đầy đủ, kịp thời các chứng thư số theo yêu cầu ký số, bảo mật để gửi, nhận văn bản điện tử trên mạng; bảo đảm các sản phẩm mật mã tích hợp vào các phần mềm, đáp ứng yêu cầu sử dụng; hướng dẫn, hỗ trợ tích hợp giải pháp ký số, bảo mật vào các phần mềm ứng dụng phục vụ cho việc gửi, nhận văn bản trên mạng và gửi qua thư điện tử.
Quy định 217-QĐ/TW quy định việc gửi, nhận văn bản điện tử trên mạng thông tin diện rộng của Đảng và trên mạng Internet của các cơ quan Đảng thông qua các phần mềm Hệ thống thông tin điều hành tác nghiệp; gửi, nhận văn bản và thư điện tử công vụ.
Quy định này áp dụng đối với các cơ quan Đảng (bao gồm cả các đơn vị trực thuộc) từ Trung ương đến địa phương; các cơ quan, tổ chức có liên quan đến hoạt động gửi, nhận văn bản với các cơ quan Đảng nếu hạ tầng kỹ thuật, công nghệ đáp ứng được yêu cầu.
Văn bản điện tử đã ký số theo quy định của pháp luật được gửi, nhận trên mạng tại Quy định 217-QĐ/TW có giá trị pháp lý tương đương văn bản giấy. Văn bản điện tử không ký số được gửi, nhận trên mạng chỉ có giá trị tham khảo, không có giá trị pháp lý.
Quy định về gửi, nhận văn bản trên mạng cần chú ý, tất cả các văn bản có nội dung thông tin “không mật” thuộc thẩm quyền ban hành và giải quyết của các cơ quan Đảng được gửi, nhận trên mạng; văn bản có độ “mật” phải được mã hóa bằng sản phẩm mật mã của ngành Cơ yếu (cụ thể là của Ban Cơ yếu Chính phủ); văn bản có độ “tối mật” và “tuyệt mật” phải do bộ phận nghiệp vụ cơ yếu thực hiện gửi, nhận qua đường cơ yếu. Việc soạn thảo, lưu trữ, khai thác văn bản điện tử có nội dung thông tin mật có quy định riêng, đảm bảo tuân thủ theo Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.
Văn bản điện tử sẽ được gửi, nhận thông qua phần mềm hệ thống thông tin điều hành tác nghiệp; phần mềm gửi, nhận văn bản trên mạng Internet; thư điện tử công vụ hoặc trục liên thông văn bản quốc gia.
Quy định 217-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng có hiệu lực từ ngày 02/01/2020.
Nguồn: http://antoanthongtin.vn/