Vi phạm trên mạng cũng sẽ bị xử lý như ở ngoài đời thực
09:45 - 29/04/2020
Các hành vi vi phạm trên môi trường mạng đang diễn ra hết sức phức tạp. Và vì thế, môi trường mạng, đặc biệt là mạng xã hội cũng cần tới các chế tài để xử lý.
Kaspersky: Tấn công lừa đảo nhắm vào SMB tăng hơn 56% trong qúy I/2020
Google cảnh báo người dùng cần khẩn trương nâng cấp phiên bản Chrome mới nhất
Cục An toàn thông tin cảnh báo nguy cơ từ phần mềm Zoom
Hàng ngàn website lợi dụng covid-19 để lừa đảo và phát tán mã độc
Ngày 3/2/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 15/2020/NĐ-CP (Nghị định 15) quy định xử phạt vi phạm hành chính về bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.
Nghị đinh này được ban hành nhằm thay thế Nghị định số 174/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện.
Theo Thanh tra Bộ Thông tin & Truyền thông, Nghị định 15 đã bổ sung nhiều chế tài mới để xử lý các vi phạm về bưu chính, viễn thông và Internet. Trong đó, có việc xử phạt nặng đối với các vi phạm về quản lý thuê bao di động trả trước, SIM rác, phát tán tin nhắn rác, trách nhiệm sử dụng mạng xã hội hay vi phạm các quy định của Luật An toàn thông tin mạng, v.v...
Vi phạm trên mạng cũng sẽ bị xử lý như ở ngoài đời thực. Ảnh: Trọng Đạt |
Sử dụng trái phép thông tin của người khác sẽ bị xử phạt
Thanh tra Bộ TT&TT cho biết, Nghị định 15 đã bắt kịp với sự phát triển khi bổ sung một loạt các quy định xử phạt đối với các hành vi vi phạm về cung cấp, sử dụng trái phép thông tin trên mạng.
Theo đó, người có hành vi bẻ khóa, trộm cắp, sử dụng mật khẩu, khóa mật mã và thông tin của tổ chức, cá nhân khác trên môi trường mạng sẽ bị xử phạt với sô tiền từ 10 - 20 triệu đồng.
Ngoài ra, việc truy cập trái phép vào mạng hoặc thiết bị số của người khác, xâm nhập, sửa đổi, xóa bỏ nội dung thông tin của tổ chức, cá nhân khác trên môi trường mạng sẽ phải đối mặt với mức phạt từ 30 - 50 triệu đồng.
Như vậy, các quy định này sẽ xử phạt việc truy cập bất hợp pháp vào các hệ thống thông tin nhằm phá hoại, chiếm quyền điều khiển, gây phương hại cho các tổ chức, cá nhân.
Nhắn tin, gửi mail quảng cáo thế nào để không bị xử phạt?
Tình trạng quảng cáo, bán hàng qua hình thức nhắn tin gửi thư điện tử quảng cáo hiện nay thường có thông tin mập mờ, gây nhầm lẫn, thậm chí có nội dung lừa đảo gây thiệt hại cho người dân.
Khoản 1, Điều 7, Nghị định số 90/2008/NĐ-CP được sửa đổi tại Nghị định số 77/2012/NĐ-CP quy định: “Chỉ được phép gửi thư điện tử quảng cáo, tin nhắn quảng cáo đến người nhận khi có sự đồng ý một cách rõ ràng trước đó của người nhận”. Nghị định 15 quy định xử phạt cụ thể đối với trường hợp này.
Theo Nghị định 15/2020, việc gửi thư điện tử quảng cáo, tin nhắn quảng cáo đến người nhận nhưng chưa được sự đồng ý của người nhận cũng sẽ bị xử phạt. |
Chia sẻ với Pv. VietNamNet, Thanh tra Bộ TT&TT cho biết, để được phép gửi tin nhắn, thư điện tử quảng cáo mà không cần sự đồng ý trước đó của người nhận, doanh nghiệp phải là nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo hợp pháp, được Bộ TT&TT cấp mã số quản lý.
Điều này được quy định tại khoản 13, 14, Điều 3, Nghị định số 90/2008/NĐ-CP. Tuy nhiên, doanh nghiệp quảng cáo cũng phải tuân thủ các quy định rất chặt chẽ khi gửi.
Hiện nay, chưa có quy định cụ thể phương thức, hình thức đồng ý là như thế nào. Do vậy doanh nghiệp phải lưu trữ đầy đủ các thông tin, dữ liệu, bằng chứng cụ thể để đảm bảo chắc chắn người dân đã đồng ý nhận quảng cáo.
Đăng ảnh người khác lên Facebook có bị xử phạt không?
Điều 101 của Nghị định 15 đã quy định rất cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm của người sử dụng mạng xã hội.
Việc xử phạt này được áp dụng với không chỉ người tạo ra tin giả mạo, sai sự thật mà cả những người chia sẻ lại các thông tin đó. Để tránh mắc phải các sai phạm, người sử dụng mạng xã hội cần cẩn trọng khi chia sẻ thông tin.
Khoản 1, Điều 21, Luật Công nghệ thông tin quy định: “Tổ chức, cá nhân thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân của người khác trên môi trường mạng phải được người đó đồng ý, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.
Do đó, Theo Thanh tra Bộ TT&TT, người sử dụng mạng xã hội lưu ảnh, thông tin liên quan về bạn bè, người thân, bố mẹ đăng ảnh con cái thông thường sẽ không có vấn đề gì. Tuy nhiên trong trường hợp ai đó không đồng ý, người đăng tải, thu thập hình ảnh cần gỡ bỏ ngay nội dung này nếu không muốn bị xử phạt.
Hành động lấy ảnh, thông tin của người khác để làm giả một trang Facebook sẽ bị xử phạt theo Điều 102 của Nghị định số 15, Thanh tra Bộ TT&TT cho biết.
Quy định về game, trò chơi điện tử trên mạng
Nghị định số 15/2020/NĐ-CP cũng dành 4 điều về việc quy định xử phạt đối với hành vi cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng, trong đó có việc xử phạt do lỗi cung cấp dịch vụ khi không có giấy phép, không đáp ứng các điều kiện cung cấp dịch vụ, v.v…
Nghị định 15 cũng quy định một số hành vi xử phạt đối với người chơi. Theo đó, việc mua, bán vật phẩm ảo hoặc đơn vị ảo hoặc điểm thưởng của trò chơi sẽ bị xử phạt theo điểm b, khoản 3, Điều 106.